Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Guitar Classic : Bài 7 (Carulli)

Bài này là một trong số bài có giai điệu hay trong tập nhạc Carulli, đàn lên hầu như ai cũng thích. Tuy có vẻ dài (so với các bài trước), nhưng các bạn chớ nản vì giai điệu lặp đi lặp lại mà thôi.
Bài này chủ yếu tập 3 ngón p, i, m. Trong đó hai ngón i và m luân phiên móc thay đổi trên dây 1, 2, 3.
Ngoài ra, bài này còn luyện tập bịt tiếng ngón p (dấu lặng móc đơn và lặng đen), trong lúc móc ngón i hoặc cắp ngón (im). Các vị trí bịt tiếng ngón p được khoanh tròn đỏ. Lúc đầu tập hơi khó, nhưng các bạn phải cố tập cho bằng được, lúc đầu tập chậm để bộ não phân tích động tác, khi quen dần rồi thì đàn cho đúng nhịp.


Đó là tất cả những thứ anh em cần lưu ý, nhịp 6/8 anh em chắc cũng đã thuần thục qua bài 3, bài 6 ... nhưng cũng nên chú ý nhé ... để đánh chậm bài 7 này các bạn có thể áp dụng hợp âm rải ... 
tập thôi nào :
Tập xong chưa nhỉ ... đã tập xong hay kiểm tra lại nhịp với bác Hân nhé :D


Bạn đã đánh đúng như vậy chưa ... hãy luyện tập mỗi ngày để có tiếng đàn hay như bác ấy nhé !

Bài viết được lượm từ Vimlounge Forum và Vlog của Bác Hân ... 

Chào các bạn và hẹn gặp lại,
CLB Guitar Thủ Đức - Q9,
Đại Diện Ban chủ nhiệm,
Mr.XL  

Ngày 22/11/2012


Nhãn: ,

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Guitar Classic: Bài tập 6( Carruli)

Chào các bạn, như đã hen hôm này Bự sẽ Úp tiếp cho các bạn bài tập 6 Carulli nha !
Các bạn đã tập được hết bài 1->5 chưa, nếu chưa bạn có thể xem lại trên blog của CLB ...
Với Bài 6 này bạn cần gì nhỉ :
-Poco Allegretto tức là kém nhanh hơn Allegro một chút cỡ từ 110~120
-Ở bài này để tập cho các bạn tập rải hợp âm 2 nốt cũng như thế bấm chuyển hợp âm của G
-Các bạn nhớ là chăng đúng tay đánh đúng nốt, thế bấm nhé!
-Còn gì nữa nhỉ ... tập thôi nào ... rồi từ từ tính tiếp :D

Bài tập 6 Carruli
Bạn đã tập xong chưa, Bước tiếp theo là gì nhỉ ... Đây cũng là phần mình thích nhất, nghe bác Hân đánh rồi đánh theo cho đúng nhịp đúng phách + nhấn nhá ...

Okie vậy là xong bài 6 rồi đó ... Mình sẽ cố gắng úp bài 7 vào 1 ngày không xa ...
Chúc các bạn thành công! ... 
Bài viết được lấy từ Vlog của bác Hân + bản nhạc có ghi ngón của diễn đàn Vimlounge !
Đại diện CLB Guitar Thủ Đức - Q9
Ngày 16/11/2012
Mr.XL

Nhãn: ,

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Guitar Vỡ Lòng: Bắt đầu như thế nào, Tập từ đâu và sách hướng dẫn

Chào các bạn, vừa trao đổi với một người mới về tập guitar, và hướng dẫn cụ thể ... nhưng ...
-Lực tay trái không đủ bấm nốt
-Tay phải chưa đủ linh hoạt để móc dây,
-Nốt cần đàn cũng không biết.
-Nhịp thì sao dây ...

Chính vì thế thật là nan giải đối với các bạn mới tập khi nhận được các câu trả lời như:
-Tập đệm hát trước đi em
-Lên mạng xem video tự tập nhé ...
-Nè có hướng dẫn bài Romance dễ nè tập đi em>.<

Chính vì thế bạn Bự mới suy nghỉ lại, mình đã tập Guitar như thế nào và bắt đầu ra sao để hướng dẫn lại cho các bạn con đường của Bự và có thể áp dụng linh hoạt cho bạn chăng ... vì thực sự Bự cũng đang hướng dẫn 1 lớp Guitar 2 người :D ...
Rồi vào thẳng vấn đề nhé ... Đối với các bạn mới tập thì việc tăng tính chính xác và độ linh hoạt của tay phải đồng thời lực tay trái là một trong những bước đầu tiên để tập chơi guitar ... Đau tay ư ... chính hắn ... bạn sẽ Đau ... rất đau trong 2 tuần, 3 tuần, thậm chí là 1 tháng tùy theo mức độ luyện tập  ...
Rồi hay bắt đầu bạn nhé ... và đây là võ quyết :
- Nhịp là thứ quan trong, nhưng trong lúc tập bài mới bạn có thể "tạm" bỏ qua
- Đừng bước tiếp bài 2 nếu bạn chưa đánh đúng nhịp bài 1 ...
- Hãy chạy ngón mỗi ngày để tăng tính linh hoạt và tức chịu đựng của 2 tay ...
- Tập từng bài từ để đến khó, nếu bạn không thể học hết 1 lần hay chia nhỏ nó cho nhiều ngày ...

Rồi dây là sách hướng dẫn ...  2 cuốn nay bạn có thể chọn 1 trong 2 để đi hết và cả 2 trong giai đoạn đầu( vì nó giống nhau ở bước khởi đầu)
- Modern Guitar : Learn master Guitar ( hinh như do các bạn trong Việt Guitar dịch thì phải)
- Classic Guitar: The first guitar milestone ...

Okie đường cũng đã vẽ, vấn đề là bạn có bước đi để được "té" hay không ...
CLB sẽ luôn bên bạn, mọi thắc mắc về cách tập cũng như cần sự trợ giúp,

Email: Mr.XL107@gmail.com
hoặc : http://www.facebook.com/groups/GuitarThuDucQ9/ bạn nhé !

"Remember, It's all about take action !"
Chúc các bạn thành công,
CLB Guitar Thủ Đức - Q9,
Đại diện ban chủ nhiệm CLB,
Mr.XL

Nhãn: , ,

Sách dậy Tremolo của Trần Văn Phú và cuộc đời ông!


“Cô đừng viết về tôi làm gì. Cuộc đời tôi còn gì nữa đâu. Bầm dập, đau khổ lắm rồi”. Nói xong, ông vội đưa tay lên bóp trán. Hai thái dương giần giật. “Ông không sao chứ?”. Im lặng… Tôi lo lắng lặp lại câu hỏi. “Tôi không sao”. Ông ngước lên, đôi mắt hoe đỏ. Những giọt nước mắt chảy dài trên gò má đồi mồi của người được mệnh danh là “đệ nhất danh cầm” trong giới guitar flamenco thập niên 70 Trần Văn Phú.
Đã rất lâu rồi cha đẻ của cuốn Trémolo (Nghệ thuật reo dây) không còn chơi guitar nữa. Đến bây giờ ông cũng không nhớ nổi mình đã từ chối bao nhiêu show diễn. Mới rồi, Nhà văn hóa Phú Nhuận có nhã ý mời “đệ nhất danh cầm” độc tấu guitar trong chương trình giao lưu giữa các thế hệ nghệ sĩ guitar tên tuổi. Dù chỉ đánh một bản flamenco nhưng ông cũng nhất quyết khước từ.
Danh cầm nay đã 66 tuổi. Đôi bàn tay từng đánh thức những nốt nhạc làm xao xuyến hàng triệu trái tim giờ không còn phong độ như thời trai trẻ. Ông bảo dù đánh sai một nốt, cả bản nhạc tuyệt vời đã bị vẩn đục mất rồi. Khán giả bình thường nghe không nhận ra nhưng làm sao qua nổi đôi tai của người trong nghề, qua nổi tâm hồn nhạy cảm của nghệ sĩ. Lúc đó, Trần Văn Phú thấy thẹn với lòng, thẹn với flamenco. Lòng tự trọng của một người yêu cái đẹp muốn giữ điệu flamenco của mình trinh nguyên như thuở vàng son. “Thà một phút huy hoàng rồi vụt tắt…” để trong lòng khán giả sống mãi một Trần Văn Phú: chàng hoàng tử của những nốt flamenco thần diệu. Vì lẽ đó, gạt bỏ những xô bồ, toan tính danh vọng, ông lui về ẩn dật trong sự tiếc nuối của người đời.
Rượu say cùng guitar
Trần Văn Phú là một trong những thế hệ tiên phong đem dòng nhạc guitar flamenco vào Việt Nam. Ông là học trò xuất sắc của các giáo sư, nhạc sĩ: Đỗ Đình Phương, Trương Huệ Mẫn, Dương Thiệu Tước. Tuổi thơ Trần Văn Phú gắn liền với đất và người cố đô. Xứ Huế thơ mộng đã nuôi dưỡng cho tâm hồn cậu bé biết yêu và khát khao cái đẹp. Ngày ấy, anh họ Phú có cây đàn guitar dùng để đệm hát. Phú mê tít cây đàn. Bắt chước anh, cậu bé tập đánh. Thật không ngờ những nốt nhạc lộn xộn, vụng về của cậu bé kết hợp lại trở nên có hồn đến vậy. Anh họ xoa đầu Phú, trêu: “Không chừng sau này thằng Phú trở thành nghệ sĩ”.
Danh cầm Trần Văn Phú thời trẻ.
Quả như lời anh nói, năm 1969, Phú tốt nghiệp thủ khoa Trường Quốc gia  Âm nhạc Huế, Khoa Guitar. Tạm biệt quê hương, Trần Văn Phú vào Sài Gòn lập nghiệp. Anh bắt đầu đi biểu diễn ở các tụ điểm, nhà văn hóa, trường đại học. Những buổi biểu diễn của Trần Văn Phú luôn thu hút đông đảo khán giả. Ngày đó, chương trình độc tấu guitar rất khác với các chương trình văn nghệ cùng thời. Khán giả đến xem luôn trật tự và yên ắng đến giây phút cuối. Không gian, thời gian và con người khi ấy đều dành cho những nốt nhạc quyến rũ. Người nghệ sĩ mời gọi khán giả cùng phiêu bồng với mình trong dòng âm thanh tuyệt vời trên cung đàn.
Khi ôm guitar, lướt ngón trên dây, Trần Văn Phú trở thành con người của âm nhạc. Phút chốc, anh là chàng hoàng tử đến và đánh thức những nốt nhạc đang ngủ yên, đánh thức từng cung bậc cảm xúc của người nghe bằng nụ hôn của tâm hồn đa cảm. Nhìn Trần Văn Phú chơi đàn, người ta thấy anh hay nhắm mắt, say sưa thả ngón trên dây. Tôi rất thích một câu nói của ai đó, đại ý rằng: những gì đẹp đẽ nhất không thể nhìn thấy bằng mắt mà phải nhắm mắt lại để tâm hồn cảm nhận. Những dạo khúc lãng mạn, trữ tình của các nhà soạn nhạc Nam Mỹ: Galas, F.Sor, F.Tarrega… qua ngón đàn của Trần Văn Phú chạm vào cõi lòng người nghe.
Buổi biểu diễn độc tấu của anh luôn hài hòa giữa dòng nhạc guitar classic trữ tình và khúc flamenco cháy bỏng, hoang dã pha chút u uẩn đậm chất dân gian Tây Ban Nha. Trần Văn Phú si mê flamenco như si mê một cô gái. Si mê rồi tìm cách chinh phục “nàng”. Anh đọc sách, giáo trình, tìm tòi đĩa của những soạn giả nổi tiếng rồi tự học. Flamenco rất khó chơi, đòi hỏi nghệ sĩ phải tập luyện công phu và đam mê mãnh liệt.
Trong giới guitar bấy giờ, người chơi dòng nhạc này rất ít ỏi. Trong đó, Trần Văn Phú là danh cầm có ngón đàn điêu luyện nhất, trở thành một trong những bậc thầy của flamenco guitar đầu thập niên 70. Không chỉ biểu diễn, ông còn sáng tác các tấu khúc theo nhạc điệu Malaguena, Soleares… cho guitar flamenco như: Alegrias, Granadinas, Danza Oriental; chuyển soạn một số tác phẩm Việt Nam cho guitar classic: Tuổi đá buồn (Trịnh Công Sơn), Nghìn trùng xa cách (Phạm Duy), Cửu khúc (dân ca quan họ Bắc Ninh)...  Đỉnh cao của “đệ nhất danh cầm” chính là sự ra đời của cuốn Trémolo (Nghệ thuật reo dây - Tây ban cầm độc tấu) vào năm 1972. Đây là kỹ thuật rất khó, hiếm người chơi và soạn được.
Trần Văn Phú cho biết cuốn sách được hoàn thành trong vòng 3 tháng, bán cho nhà sách Khai Trí với nhuận bút tương đương 6 cây vàng. Một thời gian ngắn, 1 vạn quyển bán hết sạch. Đây là cuốn sách gối đầu giường của người chơi guitar chuyên nghiệp, trong số đó có “hoàng tử guitar” Dương Kim Dũng.
Mê guitar, Trần Văn Phú cũng mê rượu. Đến nhạc sĩ Dương Kim Dũng cũng phải kêu: “Ảnh uống rượu dữ lắm”. Trần Văn Phú cười, bảo mình mắc tật ham vui. Bạn bè toàn văn nhân, nghệ sĩ, gọi một tiếng là vác guitar đi liền. Hồi ấy, ông uống nhiều, nhưng chỉ say ngà ngà để còn tỉnh táo dạy học trò.
“Thầy bói nói đời tôi sẽ cô độc”
- Một dạo, người ta tưởng tôi đã đi Mỹ vì không nghe tin tức gì. Vậy nên lâu lâu đi tiệc, hễ ai nhận ra tôi thì coi như xong. Mọi người từ ngạc nhiên rồi xúm lại hỏi thăm, mời rượu, xin chữ ký… đến nỗi về nhà bụng tôi vẫn đói meo vì đã ăn được gì đâu.
Ẩn dật, ông vẫn uống rượu mỗi khi buồn. Cây guitar nằm im một góc. Ngón đàn quyến rũ năm nào không còn ngân lên nữa. Nhìn lại cuộc đời mình, người nghệ sĩ ngồi đối diện tôi khi khóc, khi cười. Khuôn mặt ông rúm ró, đớn đau trong men rượu. Bao ẩn ức của cuộc sống riêng tư khiến ông như con nhím xù lông trước dư luận. Nhiều nhà báo muốn gặp gỡ tìm hiểu về guitar, ông đều sẵn lòng. Nhưng muốn viết về đời tư thì ông nằng nặc không chịu. Có lẽ ám ảnh từ bài báo cách đây không lâu mà theo Trần Văn Phú là viết không đúng sự thật, bôi bác đời tư của ông khiến ông dè chừng, cảnh báo tôi như thế. Tôi hứa với ông, tôi sẽ viết với lòng tôn trọng và thiện chí của mình. Ông lặng lẽ gật đầu.
Buông đàn năm 1985, dành dụm ít vốn, ông mở tiệm vàng gần ngã tư An Sương. Vợ ông chuyên cho vay ăn lời, cái việc mà ông cho là thất đức. Khuyên răn mãi nhưng bà không nghe. Trong ông, phấp phỏng những mối lo. Rồi số nợ gần 700 triệu đồng đổ ập xuống người nghệ sĩ tài hoa ấy. Người ta giật nợ, số tiền quá lớn vào thời điểm năm 1995 buộc Trần Văn Phú phải bán tiệm vàng, nhà cửa để cứu vợ mình khỏi vòng tù tội. Sóng gió vừa lắng, người đàn bà ấy nỡ phụ bạc chạy theo người đàn ông khác. Hôn nhân đổ vỡ. Ông trắng tay, chua xót, đau đớn ê chề.
Giận thế nhân bạc bẽo, ông dìm đời mình ngất ngư trong men rượu. Trần Văn Phú uống rượu như nước, ngày nào cũng uống. Uống từ 7 giờ sáng đến tối mịt. Ai kêu đi nhậu ông cũng đi. Bốn năm trời là kẻ nát rượu. Uống rồi quên, tỉnh lại khóc, khóc lại cầm chai rượu mà dốc ừng ực để tìm quên. “Tôi muốn uống đến chết, chết quách đi cho rảnh nợ, sao trời không cho?” – lúc tỉnh, ông lại gào lên như thế.
Bạn bè vực ông dậy. Thuê tạm căn nhà trọ, ông gắng gượng đi dạy. 17 năm từ giã guitar nhưng kiến thức cũ vẫn nhớ để truyền đạt cho học trò. Ai ngạc nhiên thì ông cười hiền: “Có lẽ âm nhạc nó ngấm vào máu tôi rồi. Đụng đến là nó bung ra”. Thương ông đi dạy bằng xe buýt vất vả, học trò tặng ông chiếc xe máy. Bây giờ, ngày ngày ông chạy xe từ Nhà Bè lên nội thành, dạy guitar tại nhà cho bọn trẻ. Guitar trở về với ông, là cần câu cơm để ông sống qua ngày. Ngôi nhà cấp 4 hiện nay cũng là nhờ những người bạn: Cường Luthier, nhạc sĩ Trần Hoài Phương, nhạc sĩ Võ Tá Hân, Dương Kim Dũng… gom góp kẻ ít người nhiều. Nhà đang xây dang dở lại sắp giải tỏa do quy hoạch. Ông không biết đi đâu, về đâu? Kết hôn với người phụ nữ thua mình 2 giáp, nhưng hạnh phúc với ông sao quá mong manh…Hai đứa con trai ông hết lòng yêu thương lần lượt qua đời càng làm vết thương trong tâm hồn thêm sâu hoắm.
Gặp Trần Văn Phú, người ta không tin danh cầm từng mê hoặc con tim bằng ngón đàn quyến rũ lại có một cuộc đời sóng gió, đầy bất hạnh như thế. Ai bảo đời ông lận đận là do flamenco, ông giận người đó lắm. Bởi như ông nói thì đời mình do biến cố, không liên quan đến flamenco.
Ông đau xót chiêm nghiệm: “Theo Phật giáo thì hình như đời tôi vướng phải nghiệp chướng. Một lần, tôi coi bói thầy phán: “Cuộc đời con rất cô độc, cô độc đến cuối đời”. Nghe vậy, tôi sửng sốt. Nhưng có điều gì đó khiến tôi không thể không tin lời thầy”.
Có lẽ ông cô độc ngay từ đỉnh cao đời mình. Trong các chương trình độc tấu guitar, ông thường chơi một mình 15 bản nhạc xuyên suốt đêm diễn chứ không bao giờ biểu diễn cùng nghệ sĩ khác. Bây giờ, ông vẫn ham vui, vẫn sẵn sàng ngồi nhậu cùng bạn bè khi rảnh. Vẫn cười nói, bông đùa huyên thuyên, nhưng tuyệt nhiên không chơi guitar cho ai nghe nữa. Cuộc vui tàn chỉ còn lại ông với chính mình. Mấy ai hiểu được nỗi cô đơn và ẩn ức của người nghệ sĩ. Say với men nồng, đôi khi một mình ông trong đêm ôm đàn thả ngón trên dây, nghe lòng mình bần bật khóc…
Gạt bỏ những hỉ, nộ, ái, ố ở đời, người nghệ sĩ tài hoa một thuở vẫn độc hành trên con đường vạn dặm. Trong men say, Trần Văn Phú tặng tôi bản Alegrias, bản flamenco làm nên tên tuổi ông. Điệu nhạc rộn ràng, tươi vui nhảy múa trong căn nhà cấp 4 xập xệ chưa kịp quét vôi, sơn tường. Ông bảo, có lẽ đây là bản flamenco cuối ông chơi cho người khác nghe. Mai này, ông trở về cố hương, vĩnh biệt Sài Gòn với bao u uẩn khuất lấp

Đây là Link mediafile, Nghệ thuật Tremolo của Trần Văn Phú nhé ! ... anh em tranh thủ lấy về dùng !


Nhãn: ,

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Guitar Modern : Video clip về solo căn bản

Chào các bạn, nhiều tuần quá nhóm đã tìm hiểu chủ đề về solo, lead nhưng chưa có tài liệu nào cụ thể ... hôm nay dạo 1 vòng Youtube thì tớ thấy có 1 video nói về vấn đề này ... bạn có thể tham khảo ...








Bài 12: solo và Âm giai


Bài 13: tiếp tục


Bài 14: solo ( cuối)


bài này cho các bạn đã tập cuốn luyện ngón của CLB
hoặc đã luyện tập đánh nốt nhiều!
Bài này được lượm từ Youtube của bác Dm ;)) ...
Chúc các bạn luyện tập ziu zẻ
Đại điện CLB Guitar Thủ Đức Q9,
13/11/2012 
Mr.XL

Nhãn:

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Guitar Classic : Bài tập 5 (Carrulli)

Chào các bạn, hôm nay trời trong xanh nắng long lanh nên mình quyết định úp tiếp bài 5...
với bài Năm này có một số điểm cần chú ý như thường lệ:
1) Cắm dây ... bịt nốt bass ơi các dấu tròn đỏ ... và các dấu lặng dây ...
2) Bài này đánh Adante hoặc Adantino 69~80 cũng tạm ổn :D
3) Bài này là một thể loại tốt để luyện Arpege
4) Có hướng dẫn thể bấm ... các bạn để ý các số
Cuối cùng, nếu bạn tập tab thì hay đừng lại ... vì nó không có ý nghĩa ... Thân


bài 5 : Carruli
Các bạn đã tập xong chưa, như thường lệ ta quay lại xem bác Hân đánh để đánh giá lại những bạn đã tập được gì :D

Video được của bác Hân
okie nếu bạn tập xong bài 5 này, và cũng đánh hay như bác Hân thì đã đến lúc quên nó đi ... để tập bài tiếp theo :D ...
P/s: lâu lâu lấy sheet ra chơi lại nhé hihi 

Chúc các bạn thành công,
Bài viết được lấy từ diễn dàn Vimlounge và bài đàn của Nhạc sĩ Võ Tá Hân!
Đại diện bạn chủ nhiệm 
CLB Guitar Thủ Đức-Q9,
Ngày 13/11/2012
Mr.XL


Nhãn: ,

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Guitar Classic: bài tập 4 (Carulli)

Chào các bạn, hôm nay tớ xin up tiếp bài 4 carulli ... cho các bạn tập Guitar Classic, đàu tiên nói về điệu này:
- Valse nhà nhàng tìn cảm ...
- 3/8: 1 phách mạnh 2 phách nhẹ nhé
-Bài này thuộc Sol trưởng ... nên các bạn cần chạy âm giai ở đầu bài hoặc của Segovia mình đã post cũng ổm ...
 Bàn này hòa âm nghe cũng hay hihi ... có thể dùng bài này để tập tốc độ tay phải :D tất nhiên ko phải Valse nhé
-Đừng quên các dấu lặng ở cuối câu ( căm dây hoặc bịt dây đều được nhé)
okie tập thôi nào!

Bài tập 4 Carulli.
Vậy là nếu bạn tập xong bài này chắc cũng cớ 2~3 ngày nếu là người mới tập  ... sau khi tập xong nhớ xem bác Hân đánh xem bạn đánh hay tới mức nào nhé! 

Video Carulli của bác Võ Tá Hân.
chúc các bạn luyện tập thành công,
Chào tạm biệt và hẹn bạn ở bài tới !
Bài biêt được lấy từ diễn đàn Vimlounge!
CLB Guitar Thủ Đức - Q9,
Ngày 09/11/2012
Đại diện ban chủ nhiệm,
Mr.XL

Nhãn: ,

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Guitar Classic: Segovia Scale ( P2: Thực hành ... cập nhật)

Chào các bạn, tại mục này tui sẽ update scale để anh em tập mỗi ngày ... hay đánh dấu móc ngày hôm nay ... để 1.2 tháng sau bạn xem lại mình đã tiến được bao xa sau khi tập Scale nhé :D
Cách tập, các ngón a, m , i là áp út, giữa, và trỏ ...
-Nếu nó gạch rồi ghi số 1 là đánh trên dây 1, 2 là dây 2 và tương tự với các dây khác
-Tập luân phiên i-m, m-i, i-a, a-i, m-a,a-m, a-m-i
-Tập từ tốc độ chậm nhất, rồi tăng tốc độ dần lên rồi móc đơn, móc ba móc đôi ...
-Luôn ghi nhớ : Kiểm soát tốc độ, nhanh được và chậm được ...
-Cuối cùng, chỉ nên tập phong trào đến khi bạn tìm được người hướng dẫn để tránh tẩu qua nhập tolet mà không ai ( về sau này) có thể cứu được bạn :D

okie tập thôi nào :D


Scale C, Am của Segovia 

Scale G 

Scale Em 

A vs Fm

Đánh như thế này nhé : ... nhớ là Ép dây không phải móc nhé :D


Nếu bạn cần bản đầy đủ để photo, nay nói với tui, tui sẽ giử bạn bản đầy đủ hihi ( tui tin là Segovia cũng muốn điều này ... )
Vậy là các bạn đã đọc xong rồi đó, và điều quan trọng là " Remember, It 's all about take Action " 

Chúc các bạn gắt hái được nhiều thành công
09/11/2012
CLB guitar Thủ Đức - Q9
Đại diện ban chủ nhiệm,
Mr.XL

Nhãn: ,

Guitar Classic : Segovia Scale (P1: lý thuyết cần nhớ)

Chào các bạn, dạo này tình hình muốn tập scale của các bạn khá đông đúc ... chính vì thế hôm nay tớ viết bài viêt này để nói về scale của Guitar nói Riêng và Guitar Classic nói chung ...
Trước hết có một số luận điểm sau chúng ta cùng xem xét: 

-Tập Scale để làm gì?
-Tập như thế nào cho đúng?
-Không tập Scale thì có vấn đề gì ko?




Theo quan điểm của một số bật "tiền bối", 
-Nếu bạn thích chơi tài tử hoặc những bài nhẹ nhàng tình cảm ... thì scale hay không scale ko còn quan trọng nữa ... 
-Nếu bạn muốn tập Scale thì ở mức độ nghiệp dư hoặc tài tử thì chỉ cần tập 10 ~ 15 phút mỗi ngày là có thể ổn với tốc độ 120 BMP  móc đôi  = 480 nốt 1 phút :D ... thì đủ xài với dân Classic ... còn Modec và E-guitar có lẽ phải hơn :D ( nói tới đây nhớ có bác đánh bài co ông tốc độ hơn 999 BMP rồi )
-Việc chạy âm giai như vậy sẽ giúp bạn làm quen với các nốt trên cần đàn đa âm :D 
-Nếu không có thời gian thì bạn chỉ cần tập C, Am rồi dịch cần lên xuống để được các cung khác 

okie tậm chốt ý của các cụ ... giờ ta về Nguyên tắc ...
Tư thế ngồi nhé
Còn đây là một bài học thuật. được lấy trên Vim
Sự quan trọng của THỰC TẬP CHẠY ÂM GIAI
(Phần lớn ai cũng đều ngán ngẫm nhưng nó thực sự cần thiết)

ÂM GIAI rất bổ ích vì nhiều lý do. Trước hết, CHẠY ÂM GIAI giúp chúng ta cảm nhận được sự liên hệ giữa chủ âm và âm điệu với bàn phím. Hiểu biết nhiều về âm giai sẽ giúp những bạn tập thị tấu đoán trước được những nốt tiếp theo mà chúng ta sẽ gặp trên cần.

Điều kế tiếp, ÂM GIAI là một bài tập tuyệt vời hàng ngày để làm nóng (WARM-UP). Chúng ta có cách nào để làm các ngón tay sung mãn lên trong khi cái đầu thì muốn chống lại. Tại sao ÂM GIAI được coi là những bài tập làm nóng tuyệt vời. CHẠY ÂM GIAI giúp các guitarist thời gian và sự tiệm tiến để các cơ ngón tay, bàn tay mạnh lên dần. Có vài bạn vào sáng sớm, vừa ra khỏi gường là đã có thể đàn những bài tốc độ rất nhanh.
Nhưng khi bạn cố gắng như vậy, cơ sẽ rất mõi. Khi chúng ta tập chạy âm giai thật chậm, chúng ta sẽ giúp các cơ duỗi ra và máu lưu thông đều hơn. Khi đã cảm thấy nóng lên rồi, chúng ta sẽ đàn được những tác phẩm có tốc độ nhanh dễ dàng hơn cũng như ngón tay sẽ không “chống lại” những cố gắng của chúng ta. Hãy tập với metronome (máy đếm nhịp). Những bài tập này không nên bắt đầu bằng tốc độ nhanh.

Thật ra có nhiều cách để chạy âm giai nhanh. Hãy tập chậmcác bạn sẽ nghe được sự mâu thuẫn của âm sắc và âm lượng của những ngón tay của bàn tay phải và bạn sẽ có cơ hội để điều chỉnh vị trí của bàn tay trái chính xác hơn. Tập chạy âm giai với máy đánh nhịp ở tốc độ chậm cũng cho các bạn cơ hội để làm việc hiệu quả có phương pháp hơn với kỹ thuật VIBRATO (nhấn run, nắn tiếng). 
Tôi đã chia các âm giai thành từng nhóm theo dấu hóa, và cho 3 hình thức âm giai thứ cho mỗi trường hợp. Các guitarist thường được khuyên rằng hãy tập các âm giai thứ tự nhiên và âm giai hòa âm mỗi ngày, nhưng có cần như vậy không? Tôi cho là không. Đây là một “CHEAT SHEET” có lên là DAILY SURVIVAL SCALES. (CHEAT SHEET có thể tạm dịch là BÀI TẬP CẤP TỐC, hay PHAO- ND). Những âm giai này thật ra là những âm giai trưởng và thứ giai điệu mà bạn chỉ cần dời sang vị trí khác thì sẽ tập được hết tất cả những bộ âm giai có dấu hóa khác nhau. Nó có vẻ vô cảm và nhàm chán, nhưng đây là chìa khóa để tập làm nóng rất dễ dàng.
Phần xếp ngón của tay phải khá đơn giản. Hãy tập thay đổi bằng các ngón i, m rồi m,i. Sau đó tập bằng ngón m, a rồi a, m và cứ như thế. Hầu hết các bạn đang học guitar đều có bộ m,a yếu hơn bộ i, m. Tôi đề nghị các bạn hãy tập bộ m, a khoảng 6 lần cho mỗi âm giai. 

Một số điều cần lưu ý trong Pumping Nylon:

Viêc kiểm soát (control) quan trọng hơn tốc độ (speed). Nếu bạn có thể tập được sự kiểm soát trong lúc đàn, tốc độ (khi cần thiết) sẽ dễ dàng theo đến. Có một vài quan niệm sai lầm nói chung về tốc độ, nhất là trong chạy âm giai.

Những quan niệm
 sai lầm về tốc độ:

  1. "Không có một tí tốc độ nào thì không phải là người đàn giỏi".
    Thực chất: Người đàn nhanh nhất không hẳn là người đàn giỏi nhất.
  2. "Tốc độ là mục đích, hơn là phương tiện".
    Thực chất: Tốc độ là cái chúng ta sử dụng để nhắm về cái cuối cùng của âm nhạc.
  3. "Người ta phải có khả năng chơi cực nhanh trong quãng thời gian kéo dài".
    Thực chất: Nhiều học viên không biết rằng đa số các đoạn chạy nốt đòi hỏi tốc độ trong repertoire thường chỉ kéo dài một vài trường canh mà thôi.


Có 4 yếu tố cần phải làm chủ để phát triển tốc độ trong âm giai:

  1. Tốc độ của bàn tay phải.
  2. Sự đồng bộ của bàn tay phải và bàn tay trái.
  3. Bước chéo dây (string crossing)
  4. Ráp nối lại với nhau (Piecing together).


Vậy là chúng ta đã đi hết phần lý thuyết ... hay cũng tớ đến phần thực hành Scale của cụ Segovia

Nội dung được lấy về từ Vimlounge!
Chúc bạn luyện tập vui vẽ,
CLB Guitar Thủ Đức- Q9
09/11/2012
Đại diện ban chủ nhiệm,
Mr,XL

Nhãn: ,

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Guitar Classic: Bài tập 3 ( Carulli)

Chào mấy anh em, tranh thủ mỗi ngày xem một tập rồi post cho anh em tập anh ...
bài 3 hôm nay phức tạp hơn bài 2 ...
Với tốc độ Andante các bạn đánh ở 76~106 BMP .
Với nhịp 6/8 nhẹ nhàng và khoan thai giống như một điệu nhảy ... tiếng 2 bước rồi dừng 1 bước :D




Còn đây là bài tập có ghi ngón bài 3!

Các bạn chú ý các nốt lặng ở bè trầm nhé ... sử dụng cắm ngón cái tay phải hoặc bịt nốt tay cũng ổn :D
khuyến khích cắm :D

Rồi sau 1 tuần luyện tập với người mới ... các bạn hay nghe lại bác Hân đàn và cảm nhận mình đã đặt tới mức độ nào ...

hoặc 




Thật tuyệt mình đã tập xong và cũng post xong rồi ... còn các bạn thì sao :D

Bài được lấy từ diễn đàn VimLounge của chủ Việt!
CLB guitar Thủ Đức
Ngày 11/8/2012,
Đại diện ban chủ nhiêm,
Mr.XL

Nhãn: ,

Lịch hoạt động CLB Guitar Thủ Đức - Q9

Chào các bạn, 
Hiện chắc các bạn đang thắc mắc CLB này ở đâu, hoạt động như thế nào, tham gia ra sao, và làm sao để trở thành thành viên của CLB.
Bây giờ mình sẽ trả lời từng câu một nhé : 
CLB Sinh hoạt chủ yếu ở Q9 Thủ Đức ... 
Đơn cử một số vị trí mà CLB có thể sinh hoạt tại đó khi có chương trình: 
1) Cafe Barista trong khuôn viên trường cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức
2) Jb star Đường số 5 Gần ĐH Ngân Hàng
3) Green House đường số 7 Sau lưng ĐH Sư phạm kĩ thuật
4) Nhà điều hành, Thư viện Trung tâm ĐH QG Khu làng đại học
5) Nước mía gần Fahasa Q9
6) và nhiều địa điệm khác ... 

Rồi tới việc hoạt động:
1)Clb Thường xuyên sinh hoạt vào T7 hoặc CN hằng tuần ( Theo dõi event)
2) Hiện CLB đang hoạt động chính thức, thường xuyên tại hai địa điểm:
 +Sáng chủ nhât:  
      - Địa Điểm: Cafe JB Star Đường Số 5 ( gần Đại Học Ngân Hàng ) 
      - Thời Gian: 8h ~ 11h!
      - Chi Phí: giá nước ~16k
      - Người Phụ Trách Chính: Bé Bự ( NTVinh )
      - SĐT Liên hệ: 0906377791( Vinh)
      - Cách hoạt động: các bạn gửi bài cần tập, cách chơi ( Demo) trước khi đến sinh hoạt để CLb có thể hướng dẫn phù hợp với nhu cầu của bạn!
 +Chiều chủ nhât:  
      - Địa Điểm: 43 Trịnh Hoài Đức, Q9 ( gần Coop mart)
      - Thời Gian: 14h~18h
      - Chi Phí:  giá nước 10k
      - Người Phụ Trách Chính: Vu Xitrum
      - SĐT Liên hệ: 0978377152(Vũ)
      - Cách hoạt động: các bạn đến sớm để ráp bài hát, hỏi hang cách chơi kinh nghiêm, sau đó 16h sẽ bắt đầu chơi trên sân khấu của CLB!

Về tham gia ... hiện tại sẽ có thu quỹ định kì đề làm kinh phí hoạt động như giấy photo, cho ngồi, điện thoại v.v ... nếu gắng bó dài lâu bạn nên đóng góp kinh phí.

Hiện CLB sẽ thông tin qua mail, Group Facebook và Fanpage ... 
Nên các bạn vui lòng đăng kí thông tin:
Đang kí  thành viên : tại đây
Các bước để trở thành thành viên CLB:
B1:  Đang kí  thành viên : tại đây
B2: Like
B3: Quay 1 clip thể hiện tài lẻ : đệm hát , classic, fingerstyle ... hát chay, múa lửa cũng chấp nhận luôn
B4: Đăng lên tường Group và Page đã like!
B5: Đưa mặt lên Group và page cho mọi người ném đá ... ( cái này giống cái bang quá ) 

Rồi sau khi hoàn tất thủ tục trên bạn đã trở thành thành viên CLB Chúc bạn tham gia vui vẻ!

Và nếu bạn sinh hoạt đều, tích cực chắc chắc sẽ có một vị trí Leader cho bạn :) 

Thay mặt ban chủ nhiệm,
CLB Guitar Thủ Đức
Bé Bự.






Nhãn:

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Guitar Classic: Bài tập 2 ( Carulli)

Bài này đàn theo tốc độ nhịp (tempo) là Andante, từ 76 đến 108. Đơn vị tempo là bpm (beats per minute), tức số nốt đen phải đàn trong một phút.

Bài chia làm 4 đoạn, mỗi đoạn đàn 2 lần. Sau khi đàn đoạn 4 xong, hồi tống lại đoạn 1, đàn đến đoạn 2 thì hết. Dấu hồi tống ghi là D.C. (Dal Capo) hoặc ký hiệu chữ S gạch chéo với 2 chấm 2 bên.


Bắt đầu bài 2, sau khi đàn thuộc nốt, các bạn chú ý đàn thêm phần diễn cảm theo dấu biến cường (dynamic). Đoạn 1 và 2 đàn mf (mezzoforte = mạnh vừa); đoạn 3 và 4 đàn p (piano = nhẹ, êm).



Hãy nhớ những dấu lặng ... đừng quên nó ...
nếu bạn đã tập xong hay so sánh với tiếng đàn của bác Hân để xem lại bạn đánh hay tới mức nào nhé :D


Nguồn bài viết của chú Việt Admin Vimlounge  + Video của Võ Tá Hân các bạn nhé ! Chúc các bạn tập luyện vui vẽ ... 
CLB guitar Thủ Đức, 
Đại diện ban chủ nhiệm, 
Mr.XL

Nhãn: ,

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Bài 1 Carulli và những nguyên tắc căn bản đầu tiên !


Các bài tập Carulli có ghi ngón

Có rất nhiều bạn mới học guitar cổ điển, muốn tự tập Carulli, nhưng không biết bấm ngón (cho bàn tay trái), hoặc móc ngón (cho bàn tay phải) ra sao cho đúng và phát triển tốt kỹ thuật các ngón tay.

Theo các hướng dẫn ở đầu sách, bạn đã biết cách cầm đàn, đặt tay trái và tay phải sao cho đúng, nên không cần phải nhắc lại. Ở đây, tôi chỉ muốn nhắc lại những nguyên tắc căn bản nhất cần nhớ khi thực hành bấm và gẩy nốt.

Một số nguyên tắc về bấm ngón (tay trái)

Ở vị trí đầu cần đàn, nguyên tắc chung cho 6 dây là: ngăn 1 bấm ngón 1, ngăn 2 bấm ngón 2, ngăn 3 bấm ngón 3, ngăn 4 bấm ngón 4. Chỉ trừ khi có ngoại lệ như sau:
·         Khi ta bấm hợp âm cùng lúc, trong đó có hai, ba nốt nằm trên nhiều dây khác nhau nhưng cùng một ngăn, thì nguyên tắc trên bị phá vỡ và các ngón được sắp xếp lại cho thuận tiện thế bấm (hoặc có khi vì mục đích tập giãn ngón khi bấm hợp âm). Ví dụ: ngón 3 bấm dây 6, ngăn 3 (nốt Sòl), đồng thời ngón 4 bấm dây 1, ngăn 3 (nốt Sól).
·         Khi cần chuẩn bị ngón cho nốt tiếp theo, thì nốt trước phải đổi trái nguyên tắc trên. Ví dụ, bài 3 Carulli, trường canh số 3, bắt đầu phách 2, hợp âm (Sol Re) có nốt Re ở ngăn 3, tiếp theo nốt Sol móc đơn cũng ở ngăn 3. Như vậy không thể ghi/bấm hai nốt này cùng ngón 3 được, vì như vậy âm thanh sẽ bị gián đoạn khi phải nhấc tay lên để bấm nốt thứ hai sau khi đàn nốt thứ nhất. Vì vậy ta sửa ngón 3 thành ngón 4 cho nốt Sól móc đơn.
·         Nguyên tắc "rào trước, đón sau" từ nốt của thế bấm này qua nốt của thế bấm tiếp theo trên cùng 1 dây. Ví dụ trượt ngón 2 đang bấm nốt Si trong hợp âm G (1/2 barré ngăn 3) sang nốt La trong hợp âm D7 (ngăn 1).
·         ...

Một số nguyên tắc về móc ngón (tay phải)

Bàn tay phải phức tạp hơn, tuy nhiên cũng có một số nguyên tắc. Thường nốt trầm (bass) được ký âm có đuôi quay xuống thì đàn bằng ngón p, các ngón i, m, a đàn các nốt bè cao có đuôi quay lên trên. Ở vị trí tĩnh, ngón p đàn 3 dây 6, 5, 4, ngón i dây 3, ngón m dây 2, ngón a dây 1, Khi đàn arpeggios (hợp âm rải) trong các bài tập đầu sách, nguyên tắc nốt ở dây nào thì móc dây nấy. Trừ trường hợp đó, còn lại là phá cách. Phá cách tức là các ngón p, i, m, a có thể đàn mọi dây, nguyên tắc của phá cách có thể được kể như sau:


·         Nguyên tắc đầu tiên, tràng nốt đơn đi liền nhau không được dùng 1 ngón để gẩy, thường được gọi là "lò cò". Ví dụ bài số 2, trường canh 7, có tràng nốt Re, Si, Do, La, ta không được đàn "lò cò" 3 nốt Re, Si, Do trên cùng dây 2 bằng chỉ 1 ngón (ví dụ ngón m). Lúc đó tràng 4 nốt này phải được ghi/gẩy là i, m, i, m.
·         Nguyên tắc trên không áp dụng cho các hợp âm chập đi liền nhau và dĩ nhiên cho ngón cái (ngón duy nhất được "lò cò").
·         Việc ghi ngón sao cho hợp lý, theo nguyên tắc "rào trước, đón sau" từ trường canh này qua trường canh tiếp theo, hoặc theo nguyên tắc làm nổi bè nào đó của hòa âm.
·         Có những trường hợp ngón ghi là thuận (i ---> m, hoặc m ---> a, hoặc i ---> a khi đàn từ dây thấp lên dây cao (chiều từ dây 6 lên dây 1)), có khi là nghịch (ngược lại, ví dụ i ---> m, hoặc m ---> a, hoặc i ---> a khi đàn từ dây cao xuống dây thấp). Nguyên tắc ưu tiên là phải thuận ngón. Ngón móc nghịch thường gọi là tréo ngón, do khi gẩy dễ bị lộn hoặc hụt dây, nhưng có những trường hợp buộc phải nghịch ngón (bài 3, trường canh số 5 từ dưới đếm lên, nốt Mi ngón m). Hoặc nghịch ngón cần thiết để phục vụ kỹ thuật tréo dây (string crossing) khi chạy âm giai hoặc picado (trong Flamenco).
...

Để kết, việc ghi ngón nhằm phục vụ chơi đàn được dễ dàng và phát triển tốt các ngón tay của 2 bàn tay. Cho nên có thể với một bài đàn, ta có nhiều cách ghi ngón khác nhau. Do đó, nó chỉ mang tính tương đối. Các bạn đàn quen, có thể chẳng cần phải ghi ngón nữa, chỉ cần không vi phạm những nguyên tắc cơ bản ở trên là được.
1 video của bác Quang cũng chia sẽ về vấn đề này :D... 



Chúc các bạn thành công!






Bài 1


Bài này là bài đầu tiên nên các bạn cần lưu ý những điểm sau đây:


·         Bài viết theo điệu Vals (tiếng Tây Ban Nha), hoặc Valse (tiếng Pháp), hoặc Waltz (tiếng Anh), hoặc Luân Vũ (tiếng Việt).
·         Mỗi dòng là 1 câu, bạn đàn 2 lần, vì có ký hiệu lặp lại (vạch đôi + 2 chấm)
·         Khi đàn xong trường canh cuối cùng của câu 3, có chữ D.C. (Da Capo) và ký hiệu Segno (Chữ S gạch chéo + 2 chấm), bạn quay lại đầu bài; đàn tiếp đến hết câu 2, có chữ FIN (tiếng Pháp) hoặc FINE (tiếng Ý) là kết thúc.
·         Nên đàn theo metronome, 1 phách là 1 dấu móc đơn. Như vậy mỗi trường canh có 3 phách.
·         Cuối câu có dấu lặng móc cho mỗi bè, bạn dùng ngón cái và ngón vừa gẩy (i hoặc m) tỳ lên nốt mới gẩy để chặn tiếng.

Chúc các bạn luyện tập thành công bài này ! 

Cuối cùng xin thay mặt các bạn cảm ơn Thầy Việt làm việc này để anh em có điều kiện tốt nhất để tập Guitar Classic !

Nguồn bài viết được lấy từ diễn dàn Vimlounge!

Chào tạm biệt và hẹn gặp lại !

 CLB Guitar Thủ Đức!
Thay mặt ban chủ nhiệm,
Mr.XL


Nhãn: ,